Khi đã xây dựng xong ngôi nhà, trước khi cả gia đình dọn vào ở căn nhà mới đó, người Việt Nam đều phải thực hiện một tục lệ. Đó là tổ chức tiệc tân gia, như một hành động báo tin vui có nhà mới và mong bà con lối xóm, bạn bè đến chung vui, chúc phúc bình an và tài lộc cho ngôi nhà. Tuy nhiên, Hai thụy đoán chắc rằng nhiều người vẫn còn mơ hồ về phong tục truyền thống tốt đẹp này, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của tục lệ mừng tân gia qua bài viết này nhé.
TỔ CHỨC TIỆC TÂN GIA – LƯU GIỮ TỤC LỆ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM
Khi đã xây dựng xong ngôi nhà, trước khi cả gia đình dọn vào ở căn nhà mới đó, người Việt Nam đều phải thực hiện một tục lệ. Đó là tổ chức tiệc tân gia, như một hành động báo tin vui có nhà mới và mong bà con lối xóm, bạn bè đến chung vui, chúc phúc bình an và tài lộc cho ngôi nhà. Tuy nhiên, Hai thụy đoán chắc rằng nhiều người vẫn còn mơ hồ về phong tục truyền thống tốt đẹp này, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của tục lệ mừng tân gia qua bài viết này nhé.
❧ Nguồn gốc của phong tục mừng tân gia
Quay lại thời xa xưa, ông cha ta theo tập quán, sinh sống và sinh hoạt theo từng hộ gia đình trong những ngôi nhà. Dù nhà đẹp hay nhà xấu, khang trang to lớn hay chỉ là túp lều, họ đều muốn được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt, nơi để ăn cơm, ngủ nghỉ và đặc biệt là tổ ấm chứa đựng bao tình cảm gia đình thiêng liêng. Người ta nói “an cư thì mới lạc nghiệp”, vây nên vốn dĩ công việc làm nhà mới luôn là cột mốc quan trong cuộc đời của mỗi người.
Sau khi mọi công đoạn xây nhà hoàn tất, để đón chào ngôi nhà mới, cả gia đình bắt đầu nấu tiệc tân gia, chuẩn bị mâm cúng tổ tiên, và những món ăn để chiêu đãi người thân, khách khứa xa gần. Ăn uống vui vẻ với nhau để chúc mừng những thành quả, tâm huyết và nỗ lực xây nhà mới của gia chủ. Buổi tiệc với mục đích cao đẹp như thế, người ta gọi là mừng tân gia, hay mừng nhà mới.
Thật không có một mốc thời gian cụ thể nào được ghi lại hay truyền miệng để chỉ rõ tiệc tân gia được ra đời vào thời gian cố định nào đó trong lịch sử. Tổ chức tiệc tân gia được hình thành từ ý thức đạo đức tốt đẹp của người dân Việt Nam, và được con cháu đời sau lưu truyền tới hiện nay, đây một phong tục đẹp đẽ không thể thiếu trong truyền thống của người Việt Nam mình.
❧ Ý nghĩa của mỗi buổi tiệc tân gia
Khi tổ chức tiệc tân gia, ngoài mâm cơm cúng hành lễ, gia chủ luôn cẩn thận chuẩn bị một bài văn khấn với ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Bài khấn để báo cáo với ông Thần Thổ Địa về nơi ở mới của cả gia đình, cầu xin thần linh bảo vệ tổ ấm mới tránh mọi tai ương, xui xẻo.
Bên cạnh đó, khách mời đến với buổi tiệc sẽ chung vui với bạn bằng những món quà thiết thực cùng những câu chúc tốt đẹp cho ngôi nhà mới. Vậy nên, hãy cố gắng chỉnh chủ trong mọi khâu để tổ chức tiệc tân gia thật thành công, ý nghĩa và ghi dấu ấn trong lòng khách mời của bạn.
Hơn thế nữa, phong tục mừng nhà mới của người dân Việt Nam còn muốn dạy dỗ, răn bảo con cháu đời sau luôn có ý thức săn sóc tổ ấm, ý chí tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho gia đinh. Tân gia cũng là dịp, khách mời đến học hỏi, trao đổi kinh nghiệm xây nhà của gia chủ, để về làm mới cho ngôi nhà của gia đình mình sau này.
Trên đây là vài dòng chia sẻ của Hai Thụy Catering về nguồn gốc và ý nghĩa của mỗi buổi tiệc tân gia. Hi vọng qua bài viết này, ít nhiều bạn cũng biết thêm nhiều kiến thức về phong tục truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta. Nếu bạn đang dự định tổ chức tiệc tân gia và băn khoăn không biết lựa chọn đơn vị uy tín, còn chần chờ gì nữa mà không đến ngay với dịch vụ nấu tiệc tân gia chuyên nghiệp của Hai Thụy Catering. Hãy cùng chúng tôi lưu giữ phong tục truyền thống đẹp đẽ này của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm:
Đãi tiệc tân gia chuẩn vị với các món lẩu tuyệt ngon
Xua tan mọi "trở ngại" với dịch vụ đặt tiệc tân gia Hai Thụy catering